sức khỏe

NHỮNG THÓI QUEN SINH HOẠT NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ ĐỂ CHỐNG LẠI DỊCH COVID 19

Ở bài viết trước chúng tôi đã chia sẻ cho bạn các bộ môn thể thao rèn luyện sức khỏe trong diễn biến mới của dịch bệnh Covid 19. Hôm nay hãy cùng rèn luyện sức khỏe bằng 9 thói quen khoa học và lành mạnh để nâng cao sức để kháng của cơ thể !

1. Ăn một bữa sáng “thịnh soạn”

Bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Một bữa ăn sáng “thịnh soạn”, đầy đủ dưỡng chất sẽ cung cấp cho bạn một nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động cùng tinh thần sảng khoái, đầu óc minh mẫn suốt ngày dài.

Đồng thời, ăn sáng đầy đủ còn giúp bạn tránh được việc thèm ăn vặt, từ đó giúp giữ cân hiệu quả.

2. Ngủ đủ giấc theo nhịp sinh học cơ thể

Giấc ngủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì một sức khỏe tốt và một tinh thần thoải mái. Nếu bạn ngủ không đủ giấc hoặc thường xuyên mất ngủ, chắc chắn bạn sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu, dễ cáu gắt,….

Bạn có thể tự tạo cho mình một giấc ngủ sâu và ngon bằng cách:

+ Trước khi ngủ, dọn dẹp giường chiếu, chăn gối thật sạch sẽ, phòng ngủ đảm bảo thoáng khí, sau đó chọn cho mình một thế nằm ngủ thoải mái nhất.

+ Sau khi nằm xuống giường hít thở sâu, thư giãn cơ bắp, hạn chế suy nghĩ và tạo cho mình cảm giác thư thái để dễ dàng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ ngon.

+ Uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ nhé cũng giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.

+ Buổi tối bạn nên đi ngủ trước 22 giờ và thức dậy vào 6 giờ sáng hôm sau là hợp lý nhất. Buổi trưa hãy cố gắng chợp mắt khoảng 20 – 30 phút để tái tạo năng lượng và làm cho đầu óc minh mẫn hơn.

Lưu ý mỗi ngày bạn chỉ nên ngủ từ 6 – 8 tiếng thôi nhé, nếu bạn ngủ quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho trung khu ngủ của đại não, làm cho sự trao đổi sinh lý giảm xuống mức thấp nhất, đồng thời còn làm suy giảm các chức năng cảm giác, giảm độ căng cơ xương và khả năng miễn dịch, gây nên hàng loạt bệnh, đặc biệt là tuần hoàn máu chậm sẽ gây bệnh tim đột phát hoặc tai biến mạch máu não.

3. Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể đầy đủ

Các loại vitamin (Vitamin A, nhóm B, C, D, E,…) và khoáng chất là những dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người, giúp sản sinh năng lượng, duy trì các hoạt động sống của cơ thể.

Chính vì vậy hãy bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể đầy đủ bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi mỗi ngày hoặc uống bổ sung các loại viên uống tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày

Bạn nên duy trì thói quen đi đại tiện đều đặn ít nhất mỗi ngày 1 lần và nếu có thể đi vào giờ cố định càng tốt (có thể vào buổi sáng hay sau khi ăn) vì đây sẽ là thói quen mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa.

Đặc biệt, khi đi đại tiện, bạn nên tập trung, tránh đọc sách báo gây sao nhãng, tránh đi quá lâu vì đây chính là nguyên nhân thường gặp khiến bạn bị bệnh trĩ đấy.

5. Rửa tay thường xuyên và đúng cách

Thói quen không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc với một số vật dụng chứa nhiều vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Do đó, bạn hãy rèn luyện sức khỏe bằng cách rửa tay thường xuyên. Hãy lựa chọn cho mình và gia đình loại nước rửa tay dịu nhẹ được chiết xuất từ thiên nhiên và rửa tay thật cẩn thận hàng ngày, rửa bàn tay đến các ngón tay và móng tay rồi mới lau tay bằng khăn bông sạch để bảo vệ da tay. Nhất là vào thời điểm dịch đang có chuyển biến khó lường như vậy.

6. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp bạn có một hàm răng chắc khỏe và hơi thở thơm tho.

Mỗi ngày bạn nên chải răng 2 lần sáng tối, mỗi lần ít nhất 3 phút theo đúng cách như sau: lần lượt chải từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, từ trong ra ngoài, mỗi lần nên di chuyển từ 1 – 2 chiếc răng; sau đó cạo sạch vi khuẩn bám trên bề mặt lưỡi.

Bạn có thể kết hợp đánh răng với dùng tăm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng hiệu quả hơn.

Ngoài ra, từ 4 – 6 tháng/lần, bạn nên đến gặp nha sĩ để được thăm khám và kiểm tra răng miệng tổng quát.

7. Ngâm chân trước khi ngủ

Đôi chân được ví như trái tim thứ 2 của cơ thể. Suốt cả ngày dài, đôi chân của bạn đã chịu sự tra tấn của sức nặng cơ thể, phải mang giày cao gót và di chuyển thường xuyên,… Chính vì vậy trước khi đi ngủ bạn hãy dành 20 phút để ngâm chân với nước muối ấm để có đôi chân khỏe mạnh, mềm mại, giải tỏa áp lực, căng thẳng trong cuộc sống và có một giấc ngủ ngon hơn.

8. Chăm sóc da

Ngoài việc thực hiện chế độ ăn cân bằng và sinh hoạt điều độ, bạn cũng nên duy trì thói quen chăm sóc da. Chỉ nên trang điểm khi cần, tránh lạm dụng mỹ phẩm, đặc biệt là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, đừng quên tẩy trang và làm sạch da thường xuyên.

Chăm sóc da không chỉ giúp làn da của bạn thêm khỏe mạnh mà còn căng mịn, hồng hào, tràn đầy sức sống.

9. Uống nhiều nước mỗi ngày

Nước là thành phần quan trọng góp phần thanh lọc cơ thể, bài trừ các độc tố gây bệnh, giúp làn da căng mịn, tăng cường khả năng tập trung, bảo vệ sức khỏe tim mạch và chống viêm nhiễm hiệu quả. Nói cách khác uống nước đầy đủ giúp chăm sóc sức khỏe từ bên trong và làm đẹp từ bên ngoài.

Chính vì vậy, hãy tập cho mình thói quen uống nhiều nước mỗi ngày, tối thiểu từ 8 đến 10 cốc, tùy thuộc vào các hoạt động thể chất hàng ngày. Nếu bạn chưa quen hãy tập dần dần, từng ít một nhé.

Bên cạnh nước lọc tinh khiết, bạn có thể bổ sung trà thảo mộc, trà thanh nhiệt để tăng cường khả năng giải độc cơ thể, giúp bạn khỏe hơn, đẹp hơn mỗi ngày. Và đừng quên việc đầu tiên cần làm sau khi thức dậy là uống ngày 1 cốc nước ấm để bổ sung nước cho cơ thể sau một đêm dài và tăng cường chức năng giải độc.

Trên đây là một số phương pháp rèn luyện sức khỏe với cách thực hiện đơn giản nhưng vẫn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho chính bạn. Hãy bảo vệ sức khỏe trong thời điểm quan trọng này nhé !

Bài viết liên quan