1. Lưu ý:
- Nếu bạn có vấn đề về hô hấp như xoang, viêm mũi… hoặc hay bị dị ứng với mùi, da mẫn cảm, bạn không nên dùng thảm nhựa PVC công nghiệp.
- Nếu bạn quyết định gắn bó lâu dài với yoga, nên đầu tư một tấm thảm cao cấp chất liệu Cao su tự nhiên & PU, nó sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm tốt nhất khi tập cũng như giúp bạn tiến bộ nhanh chóng. Còn nếu vẫn đang do dự thì một tấm thảm chất liệu TPE sẽ tiết kiệm hơn mà vẫn đáp ứng được hầu hết những yêu cầu tập luyện cơ bản.
- Theo kinh nghiệm sử dụng, trong điều kiện tập luyện bình thường và trải trực tiếp xuống sàn nhà, với thảm chất liệu PVC và TPE bạn nên mua loại dày 5mm – 8mm là phù hợp. Với thảm cao cấp chất liệu Cao su tự nhiên & PU thì chỉ cần độ dày từ 3mm – 5mm vì chất liệu này “lì” và đàn hồi rất tốt.
- Thảm tập yoga có tiêu chuẩn khác với các thảm tập thể dục khác, nó yêu cầu cao về độ bám và độ đàn hồi, trong khi thảm thể dục thường dày hơn (từ 10mm trở lên), xốp và độ bám rất kém.
- Ngoài ra trên thị trường còn có loại khăn trải thảm yoga chuyên dụng dùng để trải phủ lên thảm tập với tác dụng thấm hút mồ hôi tốt, dễ giặt và gập lại gọn nhẹ, bạn có thể mua thêm để phủ lên thảm tập chung ở phòng tập nhằm đảm bảo vệ sinh.
2. Cách vệ sinh & bảo quản thảm tập:
- Vệ sinh thảm tập đúng cách đúng cách: Tốt nhất bạn nên sử dụng nước lau thảm chuyên dụng để vệ sinh, làm sạch thảm, hoặc bạn cũng có thể sử dụng bát nước ấm sạch với một vài giọt xà bông pha loãng và dùng khăn mềm lau, chùi các vết dơ trên bề mặt thảm.
- Đối với người ra nhiều mồ hôi, nên lau thảm ngay sau mỗi buổi tập.
- Để thảm khô tự nhiên nơi thoáng mát, sau đó mới cuộn lại cất vào túi
- Cách cuộn thảm đúng là cuộn sao cho bề mặt thảm (phần bạn tập trên đó) ra phía ngoài
Với bài viết này, hy vọng bạn sẽ có thể tự lựa cho mình một tấm thảm tập yoga tốt, giá thành hợp lý và có tiêu chuẩn phù hợp để luyện tập rồi đó.