Đồ ngọt có làm thật sự gây nghiện ?? Ăn đồ ngọt như thế nào là hợp lí ??
- Đường làm tăng hormone ghrelin “hormone đói” – Đây là hormone làm tăng cảm giác đói. Kích thích thèm ăn.
- Ngoài ra đường còn ức chế cơ thể sản xuất hormone leptin .Là hormone báo hiệu cho não về cảm giác no và ngừng ăn.
- “Hội chứng nghiện đồ ngọt” – chắc bạn cũng đã từng nghe đến. Nghiện đồ ngọt cũng giống như nghiện thuốc phiện, vì chúng làm tăng dopamine nhanh chóng. Gây cảm giác hưng phấn cho bộ não.
Dẫn chứng :
Nghiên cứu “Bằng chứng nghiện đường”: Hành vi và những ảnh hưởng thần kinh khi nạp quá đường quá mức, đăng tải ngày 18/5/2007 trên tạp chí Thần kinh học và Hành vi đã lý giải vì sao phải liên tục dùng các chất gây nghiện hay hành vi gây nghiện (ma túy, cờ bạc và đường) để “cảm nhận được cảm giác đó”.
Theo đó, càng dùng nhiều ma túy/ đường, cơ thể sẽ càng cảm thấy dễ chịu hơn (nhờ tăng mức dopamine, opiods, và các chất tạo cảm giác dễ chịu khác do não bộ tiết ra). Tuy nhiên, theo thời gian, các mức dopamine tăng nhiều lần dẫn đến sự giảm các thụ thể dopamine và opioid ở não động vật.. Điều này đồng nghĩa với việc kích thích cơn thèm thuốc và tăng liều lượng để đạt được mức “phê” cao tương tự trước đó.
Củng cố cho luận điểm này, nghiên cứu của TS. Malenka, giáo sư tâm lý và khoa học hành vi, ĐH Y Stanforde, nguyên GĐ TT Thần kinh học về nghiện của ĐH California, San Francisco chỉ rõ: “Do đường có khả năng kích thích tăng tiết opioids và dopamine nên vì thế nó hoàn toàn có thể gây nghiện.
Các biểu hiện như hưng phấn rồi bồn chồn là do những thay đổi sinh hóa trong não tương tự như người nghiện ma túy. Sự thích ứng thần kinh bao gồm những thay đổi trong liên kết thụ thể dopamine và opioid. Kéo theo đó là sự gia tăng mRNA đối với enkephalin và dopamine và acetylcholine tiết ra trong nhân accumbens. Bằng chứng này ủng hộ giả thuyết rằng những con chuột trong thí nghiệm trở nên phụ thuộc vào đường. Điều này tương tự như các vấn đề rối loạn ăn uống và béo phì ở người.
Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ?
Đường có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động trong suốt cả ngày, tuy nhiên, nó được khuyến cáo tiêu thụ ở mức độ vừa phải và điều độ.
Có 2 loại đường :
Đường được thêm vào và đường tự nhiên :
- Đường tự nhiên có trong các loại thực phẩm như trái cây, rau quả, gạo, ngũ cốc là những thực phẩm lành mạnh có chứa nước, chất xơ và các vi chất dinh dưỡng khác.
- Đường thêm vào là thành phần chính trong kẹo và trong nhiều loại thực phẩm chế biến như nước ngọt và bánh. Đường thêm vào phổ biến nhất là đường thường (sucrose) và siro ngô fructose. Muốn tối ưu hóa sức khỏe và giảm cân cần tránh các loại thực phẩm chứa đường thêm vào.
Các nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, lượng đường thêm vào tối đa một ngày với nam giới là 150 calo (khoảng 37,5 g hoặc 9 muỗng cà phê đường), với phụ nữ là 100 calo (khoảng 25g hoặc 6 muỗng cà phê đường).
Đường là nguyên liệu chính để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, có thể nạp vào qua thực đơn ăn uống hàng ngày, có 3 dạng đường là:
- Đường đơn (đường tinh): ít gặp trong tự nhiên, chủ yếu là fructose từ trái cây.
- Đường đôi: là loại đường thường sử dụng trong ăn uống; lactose là đường từ sữa; và maltose có trong mạch nha lúa mì và lúa mạch.
- Đường đa phân tử: có trong gạo, ngũ cốc, khoai củ…
Trong tổng năng lượng từ bữa ăn, chất bột đường thường chiếm đến 55-65%, phần còn lại là chất đạm và chất béo. Trong đó, dạng đường đa phân tử (có từ cơm, bánh mì, xôi, khoai, bắp…) nên chiếm 70% tổng lượng đường đưa vào cơ thể, dạng đường đôi và đơn thì chỉ nên nạp dưới 5% tổng năng lượng.
Việc nạp lượng đường ít hơn hay nhiều hơn lượng cơ thể cần được khuyến cáo mỗi ngày đều gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi chế độ ăn thiếu đường thì sẽ dẫn đến hạ đường huyết. Dấu hiệu sớm nhất của tình trạng này là cảm giác đói lả, giảm khả năng tập trung, lạnh tay chân, vã mồ hôi, run tay, run chân.
Khi đó, nên uống ngay nước đường sẽ giảm tình trạng hạ đường huyết. Sau đó cần duy trì chế độ ăn uống đều đặn, tuyệt đối không bỏ bữa. Khi ăn thiếu chất đường kéo dài gây giảm năng lượng tiêu thụ dẫn đến sụt cân, mệt mỏi.
- Khi ăn nhiều chất đường, nhất là loại đường hấp thu nhanh, vượt quá khả năng chuyển hóa của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng tăng đường trong máu (tiền đái tháo đường và đái tháo đường).
- Đồng thời, việc ăn đường nhiều hơn nhiều so với nhu cầu (ăn nhiều cơm, nước ngọt, bánh kẹo, trái cây ngọt…) thì lượng đường dư thừa sẽ được tích lũy dưới dạng mỡ dự trữ trong cơ thể. Vì thế, chế độ ăn đường nhiều kéo dài thì sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì.
Thông tin tổng hợp !!
Nguồn Na Li
Cùng tham gia group để học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ bí quyết giảm cân nhé !