kiến thức, sức khỏe

4 Loại Chất Béo Trong Cơ Thể Con Người – Bạn có biết ?

1. Chất béo trắng (Adipose tissue)

Đây là chất béo chiếm tỉ lệ trung bình từ 93-97% tổng lượng mỡ trong cơ thể. Chúng giúp lưu trữ năng lượng và sản xuất hormone sau đó được tiết vào máu.

Ảnh Internet

Các tế bào mỡ nhỏ tạo ra hormone có tên là adiponectin, khiến gan và cơ nhạy cảm với hormone insulin, trong quá trình này khiến chúng ta ít mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.

Khi các tế bào mỡ trắng gia tăng có nghĩa là chúng ta đang béo lên, do đó việc sản xuất adiponectin chậm lại hoặc ngừng nên khiến chúng ta mắc bệnh. Những tế bào mỡ trắng gia tăng này có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, gây rối loạn chuyển hóa lipit, glucid, giảm sức đề kháng, tăng huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, ung thư,…

2 yếu tố gây ra sự tăng trưởng tế bào mỡ trong cơ thể:

  • Sự ăn uống không khoa học, chứa nhiều Glucose: Việc lạm dụng thức ăn nhanh, chứa nhiều Calories là một đơn vị vật lý dùng để đo nhiệt lượng, và được định nghĩa là: số nhiệt lượng cần thiết để đun nóng 1g nước lên thêm 1 độ C, ở trong điều kiện bình thường. hay những đồ ăn quá nhiều chất béo, ngọt,… cũng có thể làm gia tăng số lượng tế bào mỡ bên trong, bởi năng lượng nạp vào quá cao so với khả năng giải phóng năng lượng mỗi ngày . Từ đó dẫn đến việc tích tụ chất béo và các chất béo sẽ tập trung lại xung quang mớ trắng, làm dày mô tế bào hơn.

  • Lười vận động, tập luyện: Năng lượng đưa vào cơ thể nhưng không được tiêu hao toàn bộ sẽ trở thành năng lượng dư thừa, dần dần sẽ tích tụ dưới dạng mỡ trắng tại các vùng tập trung nhiều mỡ nhất như: eo, đùi, bắp tay,..gây nên thừa cân, béo phì.

  • Ngoài 2 nguyên nhân chính gây sự tăng trưởng tế bào mỡ trắng còn có những nguyên nhân khác như sử dụng các thực phẩm, thuốc có chất gây béo phì, stress, căng thẳng,…. Chính vì vậy mỡ trắng có thể tích tụ bất cứ khi nào thông qua những thực phẩm bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày.

2. Chất béo nâu (Brown fat)

Mỡ nâu là một loại mỡ đặc biệt trong cơ thể được kích hoạt khi chúng ta bị lạnh. Chất béo nâu tạo ra nhiệt để giúp duy trì nhiệt độ cơ thể trong điều kiện lạnh.

Nếu có bất kỳ chất béo nào trong cơ thể mà bạn gọi là chất béo tốt thì chắc chắn đó là mỡ nâu, mỡ nâu có tác dụng đốt cháy calo, chống lại bệnh béo phì. Chúng chứa nhiều ti thể hơn chất béo trắng, các ty thể này là “động cơ” trong chất béo màu nâu giúp đốt cháy calo để tạo ra nhiệt. Gần đây, các nhà khoa học đã biết được rằng giữa người thừa cân và người gầy, người gầy hơn có nhiều mỡ nâu hơn.

Mỡ nâu được tìm thấy ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Có người thì ở vùng cổ và vai, nhưng không phải ai cũng có nó ở đó.

Làm thế nào để có được mỡ nâu?

  • Giảm nhiệt độ

Cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ mát mẻ và thậm chí lạnh có thể giúp sản xuất nhiều tế bào mỡ nâu hơn. Một số nghiên cứu cho thấy chỉ cần hai giờ tiếp xúc mỗi ngày với nhiệt độ khoảng 66 ̊F (19 ̊C) có thể đủ để biến chất béo thành màu nâu.

Bạn có thể thực hiện bằng cách tắm nước lạnh hoặc tắm nước đá. Giảm nhiệt độ xuống một vài độ trong nhà của bạn hoặc đi ra ngoài trong thời tiết lạnh là những cách khác để làm mát cơ thể và có thể tạo ra nhiều chất béo màu nâu.

  • Ăn nhiều hơn

Trong một số nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã cho chuột ăn rất nhiều đồ ăn và phát hiện ra rằng những con chuột có nhiều mỡ nâu sẽ đốt cháy nhiều calo hơn, giúp giữ dáng và khỏe mạnh hơn theo cách này và những con chuột này cũng được bảo vệ khỏi béo phì và các bệnh chuyển hóa khác.

Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên bắt đầu ăn nhiều hơn để kích hoạt các tế bào mỡ nâu. Ăn quá nhiều vẫn được coi là nguyên nhân chính gây béo phì. Do đó, cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi phương pháp này có thể được khuyến nghị. Còn bây giờ, bạn hãy tiếp tục thực hiện chế độ ăn uống cân bằng từ các thực phẩm lành mạnh.

  • Tập thể dục

Một nghiên cứu khác trên chuột cho thấy một loại protein có tên irisin có thể giúp chuyển chất béo trắng thành màu nâu.

Tập thể dục được các bác sĩ khuyến cáo để chống béo phì và giữ cho hệ thống tim mạch hoạt động khỏe mạnh.

    • 150 phút hoạt động vừa phải, chẳng hạn như đi bộ hoặc chơi tennis
    • 75 phút hoạt động mạnh, chẳng hạn như chạy bộ hoặc bơi

Tập thể dục có rất nhiều lợi ích sức khỏe, bạn nên tập luyện bất kể có tạo ra nhiều mỡ nâu hay không.

Ngoài ra, những thói quen lối sống lành mạnh sẽ có sức mạnh giúp bạn giảm cân, giữ cho tim và phổi khỏe mạnh, tránh khỏi bệnh tim, tiểu đường và các bệnh liên quan đến béo phì khác.

3. Chất béo nội tạng

Loại mỡ này giúp bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi những ảnh hưởng của môi trường bên trong. Tuy nhiên, nếu vượt quá 15% tổng lượng chất béo trong cơ thể thì điều này đặc biệt nguy hiểm. Nó gây ra sự gia tăng tổng lượng cholesterol trong máu, quan trọng nhất, chất béo nội tạng dư thừa làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh lý nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, bao gồm:
  • Đau tim và bệnh tim mạch
  • Tiểu đường type 2
  • Đột quỵ
  • Ung thư vú
  • Ung thư đại trực tràng
  • Bệnh Alzheimer

Đây là lý do tại sao mỡ bụng là một hiện tượng đáng lo ngại về lượng mỡ nội tạng dư thừa trong cơ thể bạn.Bạn có thể giảm chất béo nội tạng bằng cách tập thể dục, chế độ ăn uống và thay đổi lối sống.

4. Chất béo màu be 

Đây là sự kết hợp của chất béo màu trắng và nâu và được tìm thấy dọc theo cột sống và xương đòn. Khi tập thể dục, hormone irisin được giải phóng, giúp chuyển hóa chất béo màu trắng thành chất béo màu be.
Trong nghiên cứu, chất béo màu be giúp cơ thể chúng ta giữ nhiệt lượng và đốt cháy năng lượng hiệu quả trong quá trình tập thể dục.
Logan Phạm 

Bài viết liên quan