1. 1 cốc nước trước khi ăn
Uống 1 ly nước 1 tiếng trước mỗi bữa ăn sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bạn vận hành tốt hơn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các dưỡng chất hơn. Ngoài ra nước giúp bạn ngăn ngừa chứng táo bón. Nên nhớ không nên uống quá gần bữa ăn, vì nước sẽ làm loãng dịch vị tiêu hóa, bạn sẽ ăn không ngon.
2. Ăn 5 bữa mỗi ngày
Khi nói đến thiết lập giảm cân hoặc xây dựng cơ bắp và chế độ ăn uống để tính toán được bạn nên ăn bao nhiêu mỗi ngày. Có một mẹo vặt phổ biến mà chắc chắn bạn đã được nghe trước đây. Đó là bạn chia nhỏ bữa ăn thành 5 hoặc 6 bữa một ngày (mỗi bữa cách nhau từ 2-3 tiếng ) thay vì ba bữa chính trong một ngày. Lý do làm tăng tần số các bữa ăn lên là ” tăng tốc độ trao đổi chất của bạn ” và gây ra tất cả các loại khác mà trực tiếp sẽ làm giảm cân dễ dàng hơn, tốt hơn và nhanh hơn. Thêm vào đó, ăn như thế này cũng sẽ giúp ngăn ngừa chất béo và giúp xây dựng cơ bắp bằng cách uống sữa protein thay cho các bữa ăn nhỏ trong ngày mà không cần phải nấu nướng quá nhiều.
3. Ăn chậm nhai kỹ
-
Giúp tiêu hóa tốt hơn
Nhai kĩ sẽ giúp thức ăn được nghiền nhỏ, các dịch tiêu hóa sẽ thấm được nhiều và giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn. Việc ăn chậm cũng giúp cho tinh bột trong thức ăn được tiêu hóa một phần trước khi đi vào dạ dày. Khi đó, quá trình tiêu hóa sẽ hiệu quả hơn.
Thông thường, cơ thể chúng ta không thể tiêu hóa được chất cellulose có trong rau, củ, quả. Nhai kĩ sẽ giúp chúng ta phá được lớp vỏ cellulose của thức ăn để hấp thụ các chất dinh dưỡng bên trong.
-
Giảm nguy cơ béo phì
Việc ăn nhanh làm tăng nguy cơ béo phì. Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhanh thường ăn nhiều hơn những người ăn chậm. Khi ăn nhanh, cơ thể sẽ ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não khi dạ dày đã đầy.
GS. Stephen Bloom ở đại học Imperial cho biết: “Vừa ăn vừa làm việc hay ngồi ăn trước màn hình đều làm cho lượng thực phẩm vào cơ thể nhiều hơn bình thường, làm tăng nguy cơ béo phì. Không nghi ngờ gì nữa nếu bạn ăn chậm, mọi thứ sẽ được kiểm soát và bạn sẽ thon thả hơn”.
-
Phòng tránh ung thư
Khi nhai kỹ, nước bọt sẽ được bài tiết ra nhiều và thấm đều vào thức ăn. Trong nước bọt chứa chất muccus protein. Đây là một loại chất nhầy có tác dụng bôi trơn thức ăn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi ung thư, đặc biệt là ung thư bờ cong nhỏ dạ dày.
Ngoài ra, nước bọt còn chứa chất bacteryolysin, một chất có tác dụng phân giải và hòa tan các vi khuẩn, virus và các độc tố. Qua đó, việc nhai kỹ có thể làm ngăn cản những tác nhân gây ung thư qua đường ăn uống. Các nhà y học Nhật Bản cho rằng: nhai kỹ trong 30 giây sẽ khiến các độc tố gây bệnh ung thư mất tác dụng gây bệnh.
-
Tăng sức đề kháng
Khi ăn, tuyến mang tai tiết ra một kích thích tố gọi là parôtin. Nhờ nhai, chất này có đủ thời giờ ngấm qua mạch lâm ba (hệ bạch huyết, tân dịch) vào máu đến các tế bào kích thích sự chuyển hóa và do đó, làm đổi mới cơ thể. Hơn nữa, parôtin còn kích thích hệ bạch huyết tạo ra các bạch cầu T (T-lymphocytes) bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng (do tác dụng này mà một số nhà y học cho rằng nhai kỹ là một trong những yếu tố phòng chống virut HIV). Nếu ăn không nhai kỹ hoặc nhai dối, parôtin sẽ theo thức ăn nuốt xuống dạ dày và bị dịch vị hủy hoại.
4. Tập thể dục 30p mỗi ngày
Trong khi bạn tập luyện, tỷ lệ trao đổi chất tăng, độ đậm đặc của máu được cải thiện, cho phép các tế bào nhận thêm nhiều oxy và dinh dưỡng từ máu. Do vậy, dòng chảy oxy tăng từ 8 lít (khi bạn nghỉ ngơi) tới 100 lít mỗi phút.
Ngay sau khi tập luyện, cơ thể bắt đầu hấp thụ proteins và carbohydrates nhanh hơn bình thường gấp 4 lần. Do đó, có thể giảm cân nhanh chóng. Lúc này, não bộ cũng bắt đầu giải phóng thêm nhiều endorphins, giúp bạn cải thiện tâm trạng.
5. Không ăn đồ ngọt
- Làm chậm quá trình lão hoá
Bạn có biết đường gây lão hóa không?
Trong quá trình tạm dịch là: đường hoá, các phân tử đường sẽ gắn vào hoạt chất collagen trong da và các bộ phận khác trong cơ thể con người. Điều này gây viêm và giảm hiệu quả của collagen và elastin – hai loại protein có tác dụng giúp da duy trì sự trẻ trung. Làn da của bạn sẽ trông kém sắc và khô sần. Vì thế, kiêng ngọt là cách tốt nhất để thực hiện!
- Kiêng đồ ngọt giúp giảm cân, khiến mỡ thừa dần biến mất
Việc ăn quá nhiều đường trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể tự hình thành kháng nội tiết insulin, gây lưu trữ chất béo và làm chậm quá trình trao đổi chất. Kéo dài tình trạng kháng insulin sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường, gây rất nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ và rất khó khăn để khắc phục.
Bên cạnh đó, đường còn ảnh hưởng xấu đến chức năng của leptin. Hormone này kiểm soát sự thèm ăn và giúp gan xử lí lượng glucose trong cơ thể. Khi cả hai chức năng này của leptin bị cản trở sẽ dẫn đến tăng cân nhất là khu vực vòng 2 và là tiền thân của bệnh tiểu đường.
- Cải thiện giấc ngủ hiệu quả
Đồ ngọt và tinh bột là kẻ thù của giấc ngủ ngon. Khi bạn ăn hai loại thực phẩm này trước khi ngủ, chúng sẽ làm tăng lượng đường trong máu, buộc não bộ phải làm việc liên tục để tiết hormone tự điều chỉnh. Đây là nguyên nhân khiến bạn trằn trọc khó ngủ.
- Giảm nguy cơ bệnh tật
Đường và tinh bột màu trắng là loại thực phẩm có tính axit và các chuyên gia tin rằng đây là một nguyên nhân chính của tình trạng viêm mãn tính. Việc người Mỹ trung bình tiêu thụ hơn 59kg đường và 60kg tinh bột mỗi năm thì không ngạc nhiên khi rất nhiều người đang bị bệnh tiểu đường, viêm khớp, và một loạt các vấn đề khác liên quan đến viêm.
Khi bạn kiêng đồ ngọt đồng thời thay thế tinh bột bằng trái cây, rau củ quả và tinh bột nguyên cám bạn sẽ giảm phản ứng viêm của cơ thể và do đó làm giảm nguy cơ các bệnh trên.
- Không còn tình trạng đói cồn cào
Chúng ta thường có thói quen tiếp thêm năng lượng vào khoảng 3-4 giờ chiều khi cơ thể bỗng nhạt miệng thèm ăn. Hay sau khi đi một quãng đường dài, cảm thấy thấm mệt, chúng ta thèm một lon nước tăng lực như liều thuốc giúp đầu óc tỉnh táo.
Lí giải cho điều này, ngay sau khi được tiêu thụ, thực phẩm ngọt sẽ nhanh chóng tiếp thêm lượng đường trong máu, khiến người ta cảm thấy khoẻ khoắn và não ngừng sản xuất ra amino axit thần kinh orexin – hành động giúp não bộ lấy lại sự tập trung gần như ngay lập tức.
Tuy nhiên, do đường là chất rất dễ tiêu hoá và mau chóng mất tác dụng, khiến cơ thể quay lại tình trạng thiếu tỉnh táo. Vì vậy, người ta phải sử dụng chúng một cách liên tục, như một “chất kích thích” để duy trì tác dụng. Lâu dần cơ thể sẽ hình thành thói quen và phải phụ thuộc vào đường trong hầu hết mọi hoạt động thường ngày.