1. Thực phẩm healthy thường đắt đỏ – Chúng có thể thay thế bằng thực phẩm dễ tìm, thuần Việt
Bạn hoàn toàn có thể thay thế những thực phẩm bạn không tìm được ( cá hồi, diêm mạch, sữa chua Hi Lạp,….) bằng những thực phẩm thuần Việt hoặc tự làm, miễn nó là thực phẩm tự nhiên toàn phần, ít tinh chế.
2. Phải đong đếm từng calo – Dinh dưỡng quan trọng hơn Calo rất nhiều
Calo chỉ là một phần nhỏ của thực phẩm, hàm lượng dinh dưỡng và thành phần của thực phẩm mới là điều quyết định chất lượng bữa ăn của bạn. Nếu quá tập chung vào đếm calo, bạn sẽ dễ bị áp lực và ảnh hưởng rất nhiều đến vị giác, tình trạng sức khỏe.
3. Thoải mái lựa chọn thực phẩm gắn nhãn “tự nhiên”, “organic”…. – Cần chú ý bảng thành phần in ở mặt sau
Bảng thành phần không biết nói dối hay nói quá như lời của quảng cáo ở mặt trước. Cần tránh sản phẩm có phụ gia, chất bảo quản, phẩm màu,… liệt kê trong bảng thành phần.
4. Ưu tiên nước ép trái cây để detox, đẹp da – Ưu tiên sinh tố thay vì nước ép trái cây
Nước ép trái cây thường bị lọc bỏ hầu hết chất xơ từ phần thịt của rau củ quả. Điều này khiến lượng đường của một ly nước ép cao hơn so với ăn toàn bộ thực phẩm đó. Nước ép không có tác dụng detox vì cơ thể có thể tự đào thải nhờ vào gan và thận.
5. Chỉ được ăn đồ hấp, luộc, salad – Có thể tự do thêm bớt gia vị, cách chế biến để món ăn ngon hơn
Ăn healthy không có nghĩa là không được ăn ngon. Bạn hoàn toàn có thể chế biến món ăn theo cách mình muốn. Tuy nhiên, cần hạn chế chiên xào, sử dụng gia vị sạch, không hoá chất và chất bảo quản.
6. Được ăn thoải mái những thực phẩm healthy – Thực phẩm chỉ tốt khi bạn biết kiểm soát lượng
Thực phẩm dù tốt nhưng nếu ăn quá hàm lượng cho phép sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ như buồn nôn, đầy hơi, chóng mặt.